Cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản mà bạn nên biết
CÁCH TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ ĐƠN GIẢN MÀ BẠN NÊN BIẾT
Lưỡi hổ là một loại cây trồng phổ biến ở nhiều khu vực hiện nay. Cây lưỡi hổ không chỉ sở hữu cho mình một vẻ ngoài bắt mắt và độc đáo, nó còn mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, phong thủy tốt đẹp. Do vậy, cây lưỡi hổ là một loài cây trồng được nhiều người ưa chuộng. Chúng có sức sống tương đối mạnh mẽ với khả năng chịu được hầu hết mọi điều kiện khí hậu.

Tuy là một loài thực vật dễ sống, nhưng nếu bạn không biết cách trồng và chăm sóc đúng cách thì cây sẽ trông không đẹp và thiếu sức sống. Vậy bài viết dưới đây sẽ là bí quyết cách trồng cây lưỡi hổ và chăm sóc khiến cây luôn xinh đẹp và tươi rói như ở ngoài tiệm.
Mục Lục
GIỚI THIỆU CÂY LƯỠI HỔ
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với những các tên khác như cây hổ vĩ mép, cây lưỡi cọp. Loài cây này là một loài thực vật thuộc họ măng tây – Asparagaceae có tên gọi khoa học là Sansevieria trifasciata. Đây là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Zaire.
Lưỡi hổ có thân dày, mọng nước và hơi dẹt, trồng khá sắc nhọn. Tuy nhiên, thân cây rất mềm khi chạm vào. Thân cây có màu xanh là chủ yếu, phía trên là hai sọc màu màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ cũng có hoa, hoa của chúng khi nở trông như một cụm.
Trong phong thủy, lưỡi hổ mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, chướng khí, loại bỏ những điều xấu, kỵ. Đồng thời đem lại nhiều may mắn và sự giàu có gia đình gia chủ. Lưỡi hổ khi mang tặng còn tượng trưng cho lời chúc may mắn và thành công cho người nhận.

Do đó chúng được trồng rất nhiều ở nhiều gia đình và được sử dụng để làm cây để bàn, chậu treo ở khắp mọi nơi.
CÁCH TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ LUÔN TƯƠI KHỎE
Lưỡi hổ là một loại cây có khả năng chịu khô hạn tốt. Chúng chủ yếu được nhân giống theo 2 cách là tách cây hoặc giâm lá. Hãy cùng caycanhxanh tìm hiểu về hai cách nhân giống này nhé.
Nhân giống lưỡi hổ bằng cách tách cây
Bạn nên lợi dụng thời điểm thay chậu hoặc thay đất cho cây để tiến hành tách cây. Cây lưỡi hổ phát triển rất mạnh và nhanh, chúng có thể đẻ ra rất nhiều cây non chỉ trong vòng vài tháng. Do vậy, bạn nên lợi dụng thời điểm thay chậu hoặc thay đất cho cây để tiến hành tách cây. Thao tác tách cây vô cùng đơn giản và diễn ra như sau:
Bước 1: Đưa bụi cây lưỡi hổ ra khỏi chậu cây mẹ. Loại bỏ các phần đất cũ bám xung quanh gốc cây và cắt tỉa hết những phần rễ bị hư hại.
Bước 2: Chuẩn bị một hỗn hợp đất đồng mới cho cây theo tỉ lên 1 đất thịt với 1 phân hoặc 1 xỉ than với 1 phân. Nếu như không có đất thịt hoặc xỉ than. Bạn có thể sử dụng đất thông thường hoặc mua đất được bán tại cửa hàng cây cảnh để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất,…. Đất cần phải thoát nước tốt và tơi xốp là được.
Bước 3: Tách bụi cây lưỡi hổ ra thành những phần nhỏ để trồng vào từng chậu riêng biệt.
Bước 4: Cho cây lưỡi hổ sau tách vào chậu đất đã chuẩn bị. Sau đó tì mạnh vào phần đất quanh gốc cây để cây được chắc chắn và cố định. Bạn có thể rải cát hoặc đặt sỏi nhỏ lên mặt đất để trang trí đồng thời giúp đất không bị xói mòn khi tưới.
Bước 5: Đưa cây mới trồng ra những nơi thoáng khí và mát mẻ, không nên để dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Không nên tưới nước nhiều cho cây lúc mới trồng, vì thời điểm này rễ cây chưa phát triển tốt có thể gây ngập úng và thối rễ.

Nhân giống lưỡi hổ bằng cách giâm lá
Thời điểm tốt nhất để giâm lá cho cây là từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Trước khi giâm phải chọn cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiến hành giâm lá theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn lá non, to khỏe, tươi tốt, màu sắc rực rỡ để giâm.
Bước 2: dùng kéo cắt lá sát gốc, sau đó chia lá thành từng đoạn dài khoảng 5cm.
Bước 3: Chuẩn bị đất để trồng theo tỷ lệ 1 đá sỏi và 1 potting mix. Bạn có thể mua Potting mix ở ngoài cửa hàng cây cảnh hoặc đất trồng. Đây là hỗn hợp đất pha sẵn với thành phần dinh dưỡng cao và đảm bảo. Nếu như chỗ bạn không bán loại đất potting mix. Bạn có thể sử dụng cát với than bùn hoặc các loại đất trồng thông thường khác. Hoặc sử dụng đất tương tự như phần tách cây.
Bước 4: Chôn lá cây xuống chậu đất đã chuẩn bị và lấp khoảng 1/2 đoạn lá. Sau đó phun nước lên mặt đất và lá cây để tăng độ ẩm cho lá cây nhanh ra rễ.
Bước 5: Đặt cây trồng ở những nơi thoáng mát và nắng nhẹ. Chú ý phun sương thường xuyên để cây nhanh bén rễ. Sau khi cây ra rễ khoảng 3-4 tuần, bạn có thể đưa cây đi trồng ở những chậu khác.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY LƯỠI HỔ
Để cây lưỡi hổ luôn tươi tốt và rực rỡ cần chú ý những điều sau:
Về nhiệt độ: Cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng không thể chịu lạnh do vậy bạn cần phải luôn chú ý không đẻ cây ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 14 độ C quá lâu.
Về ánh sáng: Cây ưa sáng, đặt cây ở những nơi nhiều ánh sáng sẽ giúp cây có màu sắc đẹp hơn. Nếu cây trồng trong nhà thì 7-8 ngày bạn phải đưa cây ra tắm nắng.
Tưới nước: Cây chịu hạn tốt, không cần tưới quá nhiều nước. Tưới khoảng 2-3 lần/ tháng là được.
Thay chậu: Cây phát triển nhanh nên hãy thay chậu vào khoảng mùa xuân và nhớ tách rễ cho cây nhé.

Tham khảo các bài chia sẻ khác:
Trên đây là một số lưu ý khi về cách trồng cây lưỡi hổ mà caycanhxanh.vn muốn chia sẻ đến bạn. Chúng tôi hi vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết cách trồng và chăm sóc loại cây này thật tươi tốt và khỏe mạnh.