Cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ là giống cây được xếp vào danh sách những cây gỗ quý kiếm và mang lại giá trị kinh tế lớn. Ngoài ra giống cây này cũng mang đến cảnh quan đẹp mắt, nên ngày càng được nhân rộng diện tích tại Việt Nam
Cây gỗ sưa đỏ – Giống cây trồng “bạc tỷ” được nhiều người chọn lựa
Cây sưa đỏ là giống cây được xếp vào danh sách những cây gỗ quý kiếm và mang lại giá trị kinh tế lớn. Ngoài ra giống cây này cũng mang đến cảnh quan đẹp mắt, nên ngày càng được nhân rộng diện tích tại Việt Nam. Trong bài viết này, Cây Cảnh Xanh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về giống cây “bạc tỷ” này nhé!

Mục Lục
- 1 Đặc điểm của cây gỗ sưa đỏ
- 2 Phân loại cây gỗ sưa đỏ
- 3 Cách nhận diện cây gỗ sưa đỏ và cây gỗ sưa trắng
- 4 Giá trị của cây gỗ sưa đỏ
- 5 Kỹ thuật ươm hạt giống cây gỗ sưa đỏ
- 6 Kỹ thuật trồng cây gỗ sưa đỏ ngoài đất
- 7 Thời điểm trồng cây gỗ sưa đỏ tốt nhất
- 8 Hướng dẫn chăm sóc cây
- 9 Trồng cây gỗ sưa đỏ bao lâu sẽ được thu hoạch?
Đặc điểm của cây gỗ sưa đỏ
Cây gỗ sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain, còn được gọi với các tên khác như huỳnh đàn, cây huê, cây trắc thối. Đây là loại cây gỗ cực quý hiếm nên được xếp vào nhóm IA trong danh sách nhóm cây tại Việt Nam.
Về đặc điểm hình thái
Huỳnh đàn là cây trồng lâu năm được trồng với mục đích làm cây lấy gỗ là chính, ngoài ra cây còn được trồng để lấy bóng mát. Giống cây này được biết đến với đặc điểm hình thái như sau:
- Phần thân thẳng, có nấm mốc đen sần sùi có vỏ màu nâu xám.
- Tán lá rộng, lá của nó được xếp vào vào loại lá kép, có hình bầu dục hoặc trái xoan. Đầu lá nhọn và ngắn, được mọc so le với nhau. Cuống lá có chiều dài từ 8-20cm, mặt dưới của phiến lá có màu tái trắng.
- Hoa của cây huỳnh đàn thường mọc từng chùm, cánh nhỏ có màu vàng nhạt và có mùi hương thơm nhẹ. Hoa của nó thường nở vào khoảng tháng 2 – tháng 3.
- Quả mọc theo chùm, có hình thuôn dài và dẹt, độ dài quả khoảng 5- 8cm. Hạt của nó tương đối cứng.
- Gỗ có màu bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp, thớ thịt mịn. Khi đốt quả hoặc gỗ giác sẽ để lại tàn có mùi thối nên mới được gọi là Trắc Thối.
xem thêm: Cây trầm hương
Về đặc điểm sinh thái
Cây Trắc thối có phần rễ ăn rất sâu xuống lòng đất, nên rất thích hợp cho việc trồng ở những vùng đất sâu, dày, độ ẩm cao. Khi cây trưởng thành có chiều cao từ 6 cho đến 12m và có khả năng sinh trưởng bình thường.
Ở thời điểm từ 1 đến 2 năm đầu trồng giống cây này, nó sẽ phát triển sinh trưởng rất nhanh và có thể vươn dài đến từ 4 – 5m. Thế nhưng phần thân cây lại uốn cong như chiếc cần câu.
Chính vì vậy theo kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giống cây trồng, cũng như theo kinh nghiệm của người đã từng trồng cây Trắc thối cho thấy, cây càng cong thì sự sinh trưởng của cây càng mạnh. Từ sau khi cây 3 tuổi trở đi thì cây sẽ tự vươn thẳng.
Phân loại cây gỗ sưa đỏ
Hiện nay ở Việt Nam, đối với giống cây này có 2 loại phổ biến:
- Loại ở Quảng Bình, Quảng Nam.
- Loại Trắc thối ở miền Bắc.
Tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng đất trồng mà khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng gỗ sẽ khác nhau. Ngoài 2 giống cây phổ biến trên còn có loại cây Trắc thối lai từ Trung Quốc, nhưng giống này hiện không được ưa chuộng tại nước ta.
Cách nhận diện cây gỗ sưa đỏ và cây gỗ sưa trắng
Nói về giá trị thì cây Trắc thối đỏ mang lại giá trị cao hơn cây sưa trắng rất nhiều lần. Tuy nhiên, đối với những người không có chuyên môn về loại cây này, sẽ rất khó có thể phân biệt được chúng. Sau đây Cây Cảnh Xanh sẽ đưa ra một số cách, giúp bạn có thể nhận biết và phân biệt được giữa 2 loại này nhé:

Phân biệt bằng mùi
Trước tiên bạn có thể nhận biết qua mùi lá của cây, bằng cách cầm lá cây lên vò nát và ngủi chúng. Nếu lá có mùi hắc đặc trưng sẽ là cây sưa đỏ, nhưng với sưa trắng sẽ không có mùi.
Quan sát cành lá
Bạn chú ý quan sát kỹ cấu tạo cành lá của cây sẽ nhận ra sự khác nhau giữa 2 loại này. Cành cây sưa trắng thường rậm rạp, còn cành lá Trắc thối đỏ nhìn thưa hơn.
Lá và quả
Dựa vào đặc điểm của lá và quả của cây, bạn cũng có thể phân biệt được 2 giống cây. Cụ thể như sau:
- Ở giống cây trắc thối đỏ, lá mọc so le nhau, chiều dài của lá từ 16 – 30cm. Cành lá từ 8 – 20cm, mỗi cành lá có khoảng 17 lá. Lá có hình bầu dục hay hình trái xoan đầu nhọn và ngắn.
- Với sưa trắng, lá to hơn và dày, mọc đối xứng nhau (có một số loại xưa trắng lá vẫn mọc so le nhau, nhưng lá to, khi vò nát không có mùi hắc đặc trưng như Trắc thối đỏ). Cành lá có chiều dài là từ 16 – 35cm, cuống dài 9 – 25cm.
- Quả của cây Trắc thối đỏ thường mọc thành chùm, nhỏ và dẹt, có chiều dài 3 – 7cm. Khi đốt hạt có mùi thối nồng nặc.
- Quả của cây trắng mọc đơn lẻ, dài và dày hơn với chiều dài 7 – 15cm. Khi đốt không có mùi thối.
Thân cây
Dựa vào đặc điểm của thân cây, bạn cũng có thể nhận diện được đâu là giống Trắc thối đỏ và đâu là giống Trắc thối trắng. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện ở phần thân, Cây Cảnh Xanh chia sẻ để bạn được biết:
- Thân giống cây đỏ khi trưởng thành thường có những nấm mốc đen và xù xì. Nhưng khi thân cây đã già, vỏ cây hình thành những vết nứt theo chiều dọc.
- Thân cây của cây sưa trắng thường có màu xanh nhẵn hơn và không xù xì.
Hoa của cây
Hoa cũng được xem là một trong những đặc điểm giúp bạn phân biệt các loại cây sưa một cách dễ dàng. Theo đó, đối với giống cây trắc thối đỏ bạn sẽ nhận thấy phần hoa của nó có màu vàng nhạt. Nhưng đối với giống cây Trắc thối trắng, hoa của nó sẽ có màu trắng.
Gỗ cây sưa
Ngoài việc dựa vào lá, thân, hoa…bạn cũng có thể áp dụng cách phân biệt Trắc thối thông qua phần gỗ của nó. Nếu bạn nhận thấy gỗ có màu bã trầu, thớt gỗ mịn, vân gỗ nổi lên từng lớp thì đó là Trắc thối đỏ. Nhưng nếu nhận thấy gỗ có lẫn màu trắng với đỏ, thớ gỗ mịn nhưng vân gỗ lại không được đẹp, thì đó là Trắc thối trắng.
Nhận biết bằng cách đốt
Cây huỳnh đàn được xem là một loại cây cho gỗ rất đỏ, nên đẹp và bền. Do đó được ưa chuộng trong việc làm nội thất trong nhà. Chính vì vậy nếu bạn không có nhiều kiến thức về giống cây này, sẽ rất dễ mua nhầm. Một cách đơn giản nhất có thể giúp bạn phân biệt nhận diện được nó chính là đốt lên.
Nếu là cây huỳnh đàn thì khi ngửi gần hoặc đốt lên nó sẽ có mùi hương trầm, cháy xong tàn tro để lại như tàn thuốc lá. Khi đốt ở phòng kín, sẽ tỏa ra hương thơm, tạo cho bạn cảm giác sảng khoái.
Giá trị của cây gỗ sưa đỏ
Giống cây này được xếp vào loại cây gỗ quý hiếm, bởi nó không chỉ đem lại giá trị về kinh tế, mà còn là loại cây mang ý nghĩa phong thủy.

Giá trị phong thủy
Xét về yếu tố phong thủy, thì giống cây này được xem như là biểu tượng của phật giáo. Nó đại diện cho linh khí của đất trời, đem lại sự may mắn, bình an, thịnh vượng cho gia chủ.
Với ý nghĩa như vậy, gỗ của cây thường được dùng trong việc chế tác tượng phật, thần tài, quả cầu phong thủy,…Ngoài ra, khi quan sát những vật dụng phong thủy làm từ gỗ của loại cây này, bạn sẽ nhìn thấy vân gỗ 4 mặt với hiệu ứng với ánh sáng 7 màu rất đẹp.
Giá gỗ sưa đỏ
Vì là loại cây quý hiếm, nên hiện nay loại cây này đang bị cấm khai thác và sử dụng cho những mục đích thương mại. Tuy nhiên giá thành của nó tương đối cao. Ngay sau đây Cây Cảnh Xanh sẽ chia sẻ đến bạn cụ thể hơn:
- Dáng gỗ cây: So với những cây bị cong, thì những cây càng thẳng càng sẽ cho giá trị cao gấp 2 lần. Những cây cho thoát thân từ 3m trở lên thì giá của nó rất cao, do đó bạn nên chú ý uốn nắn cành cây tỉ mỉ để có thân cây thẳng đẹp.
- Đường kính lõi: Đường kính lõi cây càng lớn và dài thì cho giá trị càng cao.
- Vân gỗ: Những cây có vân gỗ càng đẹp thì giá trị đi theo nó cũng sẽ cao.
- Về màu gỗ: Nếu màu gỗ cây Trắc thối có màu đẹp, bắt mắt thì giá trị càng cao. Màu được xem có giá trị cao thường là màu đỏ đen, tím đen.
- Giá thị trường: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên giao thương với thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng khá nhiều nên giá của gỗ sưa đỏ sẽ thấp hơn so với những năm trước đó. Hiện nay gỗ sưa đỏ có giá bán khoảng 0,5-2 triệu đồng/kg.
- Tuổi của cây: Những cây có độ tuổi 10 năm tuổi vanh 60 – 65cm (lõi 10-11cm) sẽ có giá từ 450.000 – 500.000 đồng/kg. Cây cho lõi 12 – 13cm sẽ có giá 600.000 – 700.000đồng/kg. Còn loại có đường kính 17 – 20cm giá là 1 – 2tr/kg. Loại mà trồng có độ tuổi từ 50 năm, đường kính lõi trên 40cm thì giá là khoảng 20 – 25tr/kg.
Giá trị thẩm mỹ
Những vật dụng được chế tác từ gỗ của loại cây này giúp cho không gian sống của bạn được tô điểm, trở nên cuốn hút hơn. Ngoài ra, mùi hương từ gỗ của nó cũng giúp xua đuổi các loài côn trùng có hại.
Ngoài trồng để lấy gỗ, bạn cũng có thể trồng để tạo không gian thoáng mát, trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Kỹ thuật ươm hạt giống cây gỗ sưa đỏ
Đây là loại cây lâu năm mất khoảng 8 – 15 năm mới cho thu hoạch, nhưng là loại cây rất dễ trồng. Do đó giống cây này hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến giống cây này, có thể tham khảo kỹ thuật ươm cây mà Cây Cảnh Xanh chia sẻ dưới đây nhé:

Chọn hạt giống
Để đạt tỉ lệ nảy mầm cao, cây con khỏe, bạn cần phải chọn những hạt giống to. Chọn những hạt già, lành lặn để ươm.
Ngâm hạt và ủ hạt giống
Sau khi đã lựa chọn được hạt giống rồi, hạt giống sẽ được ngâm và ủ trước khi đem đi gieo trồng. Bạn sẽ thực hiện việc ngâm và ủ hạt bằng cách:
- Pha nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi/ 3 lạnh, rồi ngâm hạt trong khoảng 12 giờ.
- Hạt sau khi ngâm đem ủ trong bọc vải nhiệt độ 35 độ C. Thời gian ủ là 48 giờ thì đem hạt đã nứt ra ươm, ủ lại những hạt chưa nứt.
Cách tưới nước cho cây giống
Khi hạt đã được gieo cần phải giữ được độ ẩm đảm bảo cho hạt bằng cách luôn tưới nước đều đặn, tránh trường hợp tưới nhiều quá sẽ làm cho hạt bị úng và thối mất.
Điều kiện ánh sáng
Cây Trắc thối rất ưa ánh sáng, nhưng khi gieo hạt nên dựng mái che cho bầu ươm. Khi cây con được 2 – 3 lá thì lúc này có thể tháo bỏ mái che, tăng cường ánh sáng dần cho cây.
Khi nào cây giống đủ điều kiện đem đi trồng?
Khi cây giống đạt độ cao từ 25 -150cm là có thể mang đi trồng.
Kỹ thuật trồng cây gỗ sưa đỏ ngoài đất
Đây cũng là một trong những công đoạn quan trọng khi bạn có dự định trồng cây trắc thối. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, có thể theo dõi kỹ thuật mà Cây Cảnh Xanh chia sẻ dưới đây nhé:
- Lựa chọn cây giống: cần chọn những cây khỏe mạnh,không bị nấm mốc hay sâu bệnh. Chọn những cây đạt chiều cao tốt 25 – 150cm và thời gian ươm từ 6 – 12 tháng.
- Chuẩn bị hố trồng: Là loại cây ưa ẩm và đất sâu nên bạn cần trồng như sau: Hố được chuẩn bị trước khoảng 15 ngày, kích thước của hố trồng là 40x40x40cm. Khoảng cách giữa các cây là 3m hàng 3m.
- Trồng cây sưa đỏ cần đáp ứng tiêu chuẩn về đất như thế nào?: Dùng phân chuồng hoai mục, phân lót hoặc phân vi sinh để trộn với đất trước khi trồng cây, theo tỉ lệ 0,2kg NPK/hố. Hoặc bạn sử dụng 0.5kg phân bón vi sinh.
Thời điểm trồng cây gỗ sưa đỏ tốt nhất
Thời gian để trồng cây Trắc thối tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 cho đến tháng 9. Với khí hậu miền Bắc thì cây được trồng vào vụ Xuân, miền Trung là vụ Thu. Ngoài ra cây cũng có thể trồng quanh năm nếu điều kiện chăm sóc cây tốt.
Hướng dẫn chăm sóc cây
Là cây trồng để lấy gỗ nên việc chăm sóc không cần phải cầu kỳ. Thường chỉ tập trung chăm sóc cây khi cây còn non trong khoảng thời từ 1 đến 3 năm tuổi.
Tưới nước và bón phân cho cây
Bạn cần được tưới nước đều cho cây để bảo đảm được độ ẩm tốt, giúp cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng cần bón phân và xới đất theo định kỳ. Cây cần được bón phân mỗi năm, lượng phân bón cần phù hợp sự phát triển của cây.
Làm cỏ và cắt tỉa cành cho cây
Mỗi năm bạn cần tiến hành làm từ 1 – 2 lần cỏ. Sau khi cây 2 – 3 năm tiến hành cắt tỉa cành.
Trồng cây gỗ sưa đỏ bao lâu sẽ được thu hoạch?

Nếu cây được mua với giống tốt, trồng đúng kỹ thuật cũng như chăm sóc tốt thì sau 7-8 năm là có thể cho thu hoạch. Còn những cây không đạt chuẩn chăm sóc kém hơn thì trên 10 năm thì vẫn chưa cho thu hoạch. Cây càng để lâu năm giá trị bán càng cao, lõi càng lớn.
Khách hàng mua cây vui lòng liên hệ Hotline/zalo: 0944 181991 để được tư vấn chi tiết!
Xin chào các bạn. Tôi là Đàm Trung, Là người đam mê thiết kế ban công, thiết kế tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình, chậu trồng cây...Với 8 năm kinh nghiệm trồng cây, làm chậu trồng cây và thi công tiểu cảnh. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.