Cây lộc vừng
Lộc vừng nhà vườn có đủ kích thước với màu hoa: Đỏ – Hồng – Trắng. Giá cây phụ thuộc vào kích thước Khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE/ZALO để được gửi ảnh và báo giá chi tiết nhé!
Còn hàng
Giá bán phụ thuộc vào kích thước, số lượng.
Hãy gọi HOTLINE/ZALO: 0944 181 991 để nhận được báo giá chi tiết nhất nhé!
Tại sao gọi cây lộc vừng là loài cây “đa năng”? Bởi vì loại cây này vừa mang màu sắc tươi tắn, vừa có giá trị về mặt phong thủy. Đặc biệt Lộc vừng còn được sử dụng làm bài thuốc trong y học để điều trị bệnh. Nếu như bạn đang muốn sở hữu loại cây này thì hãy cùng tham khảo bài viết do Cây Cảnh Xanh chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Mục Lục
Giới thiệu về cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loại cây gắn bó với rất nhiều gia đình tại Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây này ở rất nhiều nơi. Không dĩ nhiên Lộc vừng lại phổ biến như vây, bởi vì loài cây mang nhiều giá trị và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Lộc vừng được trồng ở rất nhiều nơi từ khuôn viên gia đình đến ngoài đường phố. Loài cây này được ví như “đặc sản” của người Việt Nam. Không những thế tại các nước Châu Á cũng rất ưa chuộng loài cây này.
Từ lộc vừng giống đến những cây cổ thụ đều có những nét đẹp riêng biệt. Là giống cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể phát triển một cách dễ dàng cho dù thời tiết như thế nào đi chăng nữa.
Đặc điểm của cây Lộc Vừng
Mỗi loài cây cảnh đều có nét đẹp riêng biệt và không cây nào giống cây nào. Lộc vừng cũng vậy, cũng có nhiều đặc điểm từ hình thái đến đặc tính về sinh thái. Bạn có thể tham khảo một số đặc điểm dưới đây để phân biệt rõ loài cây này.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Chiều cao trung bình của lộc vừng khoảng 15-20m, đường kính thân cây khoảng 40-60cm. Thân cây non có màu xanh, thân cây trưởng thành có màu nâu xám. Gỗ bên trong màu đỏ hồng, gỗ nhiều sơ, có dịch đỏ. Vỏ cây nứt dọc, mảng bong ra hình chữ nhật.
- Cành: nhánh của Lộc vừng mọc rất nhiều, mức độ mọc nhánh tỷ lệ thuận với chiều cao của cây. Lá lộc vừng khá to, dáng thuôn tròn bầu dục, mọc đơn lẻ và cách nhau. Bề mặt lá nhẵn mịn, viền lá răng cưa, màu xanh đậm khi già.
- Hoa: Hiện nay, trên thị trường Lộc vừng có 3 màu hoa là: Đỏ, Trắng, Hồng. Hoa lộc vừng mọc thành từng chùm dài khoảng 6-10cm. Bông hoa nhỏ, mọc rủ thướt tha và mềm mại, thoang thoảng hương. Lộc vừng nở rộ hoa vào khoảng tháng 3 hàng năm. Sau khi hoa tàn, để lại quả nhỏ khoảng 4-6cm. Mỗi quả chỉ có một hạt.
Đặc tính sinh thái
Lộc vừng là loại cây rất dễ sinh sống và phát triển. Hơn nữa không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc. Dù ở thời điểm nào thì Lộc vừng vẫn có thể sinh sôi và nảy nở một cách tốt nhất có thể. Đây cũng là lý do khi bạn thấy cây Lộc vừng là đại diện cho Top các loài cây công trình hiện nay. Dù cho thời tiết mưa ẩm kéo dài hay khô hạn thì cây đều có thể chịu được.
Tuy nhiên nếu như trồng mà không biết cách chăm sóc thì cây cũng sẽ rất dễ bị chết. Bởi vậy, người trồng cần phải biết đến các kỹ thuật để thích hợp với đặc tính sinh thái của cây.
Ngoài ra nếu như bạn muốn cây đẹp hơn thì có thể vận dụng kỹ năng uốn nắn để tạo dáng cho cây thu hút hơn. Điều này phải đảm bảo rằng bạn có tay nghề và hiểu biết rõ về đặc tính của cây.
(Lộc vừng nhà vườn có đủ kích thước từ 1m – 5m với 3 màu hoa với dáng cây khác nhau. Anh chị vui lòng liên hệ qua HOTLINE/ZALO để được gửi ảnh thực tế theo từng kích thước mong muốn nhé)
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng
Ngoài là cây công trình, làm đẹp cảnh quan thì Lộc vừng là loài cây mang giá trị về mặt phong thủy. Khi nghe đến tên gọi bạn có thể hiểu được một phần nào ý nghĩa của loài cây này.
Cây Lộc vừng tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Vì thế nhiều gia đình Việt Nam luôn trồng ít nhất 1 cây tại trước cổng. Bởi vì nhiều người quan niệm rằng Lộc vừng sẽ mang đến một nguồn năng lượng mới, giúp cho gia đình an yên, lạc quan hơn.
Những chùm hoa đỏ của loài cây này tượng trưng cho sự sum suê, sung túc và luôn tràn đầy. Màu sắc tươi tắn, ngập tràn nguồn năng lượng. Không chỉ đơn thuần là làm đẹp mà Lộc vừng còn có giá trị cao về phong thủy.
Công dụng của cây lộc vừng
Nói cây Lộc vừng là loài cây “đa năng” không hề sai. Bởi vì ngoài làm đẹp cho cửa nhà, sân vườn, ban công và trồng làm bóng mát thì nó còn có lợi ích thiết thực trong ngành y học.
Lộc vừng sẽ được sử dụng để bài chế thuốc rất tốt cho sức khỏe. Nhiều bài thuốc được sử dụng lá lộc vừng như: tiêu chảy, đau răng, chữa cảm lạnh. Người ta có thể sử dụng lá lộc vừng khi non làm rau ghém cho bữa ăn.
Ngoài lá thì hoa hay rễ của cây lộc vừng cũng có thể sử dụng để bào chế các bài thuốc trong y học. Mỗi bài thuốc sẽ có cách kết hợp khác nhau. Tuy nhiên điều chúng ta có thể thấy được loài cây này mang rất nhiều công dụng tuyệt vời.
>>Xem thêm: Cây tùng la hán cũng là loài cây phong thủy được trồng nhiều trong giới yêu cây cảnh.
Cách phân biệt các loại lộc vừng
Có rất nhiều cách để phân biệt loài cây Lộc vừng. Bạn có thể thấy cây này sẽ có màu sắc quả khác nhau, hoặc vào từng thời điểm mọc hoa.
- Đối với giống Lộc vừng chiết hay còn được gọi là rau Lộc vừng thì chúng ta sẽ thấy được tác dụng chính của loài cây này sẽ giúp tạo bóng mát hiệu quả. Được trồng nhiều tại vùng biển Nam Bộ.
- Loài Lộc vừng có hoa màu đỏ khi hoa tàn thì sẽ cho quả hình tròn. Nguồn gốc của loài cây này xuất phát từ việc du nhập từ nước Pháp. Được sử dụng rất nhiều trong ngành y học.
- Loài Lộc vừng có hoa mọc từng chùm sẽ cho quả hình trong. Thường loài cây này sẽ có màu hoa trắng hoặc trắng hồng.
Mỗi loài cây Lộc vừng sẽ có các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên khi mua giống cây bạn nên tham khảo ý kiến của người bán để lựa chọn loại cây phù hợp với điều kiện chăm sóc của mình cũng như nhu cầu của mình.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Cách trồng:
Đất trồng: Đối với bất cứ loại cây trồng nào, nếu muốn phát triển tốt thì bắt buộc nguồn đất trồng cần phải đảm bảo các yếu tố: độ tơi xốp, nhiều dinh dưỡng… Việc bạn muốn trồng Lộc vừng cũng vậy, cũng cần phải lựa chọn nguồn đất tốt nhất. Đặc biệt nên trộn đất với trấu, hay xỉ than để cây có nguồn sinh dưỡng cao hơn. Đất càng “ngon” thì cây sẽ càng có độ sinh trưởng mạnh, từ đó luôn tươi tốt và hoa lá đẹp hơn.
Ánh sáng: Bạn khi trồng nên lựa chọn cho cây hướng đón ánh sáng đảm bảo nhất. Ngoài ra nên tưới nhiều nước cho cây nếu như bạn trồng ở trong chậu cây cảnh. Ngược lại, nếu như trồng ở bên ngoài thì hạn chế tưới do lượng nước từ nguồn đất có thể đủ cho Lộc vừng hấp thụ.
Cách chăm sóc
Việc chăm sóc cây Lộc vừng sẽ không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên bạn cũng cần nắm vững được các kỹ thuật cơ bản để giúp cây có thể sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa nhiều hơn.
Thông thường hoa Lộc vừng sẽ bắt đầu trổ vào tháng 3 khi chớm vào hè. Vì thế muốn hoa nở đều và đẹp hơn thì bạn nên bắt đầu tưới nước cho cây cách khoảng thời gian này từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi.
Nên tưới cây 1 tuần 1 lần bằng NPK sinh ngâm nước tiểu pha loãng. Bạn sẽ trút lá giá bằng cách tưới phân Kali hoặc Natri nhiều hơn bình thường. Vì như vậy mới khiến các lá già rụng đi và cần tưới nước vo gạo sau một tuần cây rụng hết lá. Vì lượng dinh dưỡng trong nước gạo sẽ giúp cây kích thích mọc lại lá mới xanh tươi hơn.
Nên mua cây lộc vừng ở đâu Hà nội?
Hiện nay trên thị trường cây cảnh có rất nhiều nhà vườn bán cây Lộc vừng. Nhưng nếu bạn chưa thể tìm được cây Lộc vừng đẹp ưng ý nhất. Thì có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE/ZALO: 0944 181991, ở đây nhân viên sẽ tìm, gửi ảnh cây thực tế và báo giá cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp tại nhà vườn Cây Cảnh Xanh tại Vườn ươm: Thôn 4 – Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên (cách Bát tràng – Hà nội 2km).
Trên đây là toàn bộ chia sẻ chi tiết nhất về loại cây Lộc vừng cho hoa đẹp và nhiều công dụng trong đời sống mà Cây Cảnh Xanh muốn đem lại cho bạn. Hãy để lại đóng góp, góp ý với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!
Tôi là Đàm Quang Trung, đi theo bố và mẹ trồng cây, chăm sóc cây hoa cảnh từ năm 20 tuổi. Đến nay tôi đã có trên 10 năm kinh nghiệm về làm chậu cảnh, trồng cây và thi công sân vườn. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.