Thông tin về giống cây đàn hương trắng Ấn Độ
Trong số những loại cây gỗ quý thì cây đàn hương thuộc top cây có giá trị kinh tế cao. Vậy đàn hương là cây như thế nào? Có thật sự quý hiếm như tin đồn hay không? Sau đây Cây Cảnh Xanh xin chia sẻ những thông tin xoay quanh cây gỗ quý này để bạn hiểu rõ hơn về gỗ quý đàn hương nhé!
Mục Lục
Cây đàn hương là cây như thế nào?
Tên khoa học của cây gỗ đàn hương là Santalum album L, cây thuộc họ đàn hương tiếng anh gọi là Santalaceae.
Đàn hương vốn rất thơm, mùi hương lưu giữ qua hàng thập kỷ nên gỗ đàn hương rất quý và được xếp vào loại gỗ đắt thứ 2 thế giới.
Gỗ đàn hương nặng, màu vàng, hạt mịn thường được sử dụng làm gỗ phong thuỷ. Ngoài ra người ta còn chiết xuất tinh dầu đàn hương có ý nghĩa về mặt tâm linh vì tính dược liệu quý hiếm của chúng.
Đàn hương là cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, trong đó đàn hương trắng là được ưa chuộng hơn hẳn. Người Ấn lợi dụng mùi hương này để sản xuất ra nước hoa thượng hạn và sang trọng bậc nhất hiện nay.
Điểm đặc trưng của cây đàn hương
Vì là loại cây gỗ quý nên đàn hương có những đặc điểm đặc trưng chỉ riêng nó mới đó. Điểm này sẽ giúp người chưa rành về gỗ đàn hương sẽ dễ dàng phân biệt chúng với những cây tương tự.
Thân cây
Đàn hương là cây thân gỗ thuộc loại cây trồng lâu năm. Cây trưởng thành có chiều cao chuẩn từ 600cm – 1050 cm. Cây có thể đạt độ cao tối đa 10 – 15m.
Là loại cây ưa nắng nên sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết khô ráo, ánh nắng mặt trời phản chiếu quanh năm. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 12 – 30 độ C.
Đặc tính sinh học đặc trưng của đàn hương là có rễ cái ký sinh trên cây chủ. Các giác mút của rễ con sẽ bám chặt vào rễ cái để hút dinh dưỡng.
Tuỳ vào độ tuổi của cây mà màu sắc trên thân chúng sẽ thay đổi từ xanh xám – nâu đậm – xám đen – gần như đen hoàn toàn. Khi cây còn non có vỏ nhẵn, lúc về già vỏ cây có vết nứt dọc sâu, bên trong vỏ có màu đỏ.
Lá hoa và quả
Đàn hương có lá nhỏ, phiến lá hình tròn hoặc hình mũi giáo đối xứng nhau, cành nhỏ rũ và quanh năm xanh tốt.
Hoa đàn hương kết thành chùm ở nách lá có màu vàng sau đó chuyển sang đỏ thẫm.
Quả cây đàn hương là lại quả hạch hình cầu, khi chín quả chuyển sang màu đen, bên trong quả chứa nhiều nhựa. Đàn hương sẽ có 2 mùa ra hoa và kết quả.
Lõi đàn hương
Gỗ đàn hương được thu hoạch sau 15 – 20 năm. Lúc này, gỗ đã đạt chất lượng tốt nhất với dát gỗ màu vàng nhạt, lõi màu vàng sẫm và có mùi thơm ngát, nồng nàn.
Lõi đàn hương khi ấy sẽ cho ra lượng tinh dầu chất lượng nhất với giá trị cao đáng kinh ngạc.
Giá trị kinh tế mà cây đàn hương mang lại
Phải nói rằng đàn hương là một cây lấy gỗ quý hiếm, cây bóng mát và mang lại giá trị kinh tế cao. Đàn hương được đánh là cây hương liệu đắt giá không thể thiếu trong ngành sản xuất nước hoa.
Vì là loại cây gỗ quý nên đàn hương được người dân trồng với số lượng lớn. Bạn có thể nhìn thấy lợi nhuận khủng thu về từ gỗ đàn hương qua cách tính đơn giản như sau:
- 1 kg lõi đàn hương giá dao động từ 500 USD – 1000 USD
- 1 ha đất sẽ trồng được khoảng 1000 – 2000 cây.
- Sau 10 năm bạn sẽ thu được khoảng 15.000 USD/ cây
- Mỗi năm lợi nhuận thu về là 1,5 triệu USD/ ha
- Riêng rễ đàn hương là khoảng 35 USD/ kg và hạt là 25 USD/ kg.
Đây là những con số biết nói, một món lời khủng từ việc đầu tư trồng đàn hương. Tuy nhiên, vì đàn hương là cây lâm nghiệp thân gỗ và thời gian thu hoạch hàng chục năm nên cần nguồn vốn ổn định để đầu tư đúng mức.
Gỗ đàn hương đang là mặt hàng khan hiếm trên toàn thế giới. Nguồn cung luôn ít hơn cầu nên chắc chắn rằng giá trị của lỗi đàn hương càng tăng chứ không thể giảm.
Tác dụng của cây đàn hương
Đàn hương là một loại cây đặc biệt vì cả thân, rễ, lá và hạt của chúng đều có công dụng riêng. Giá trị kinh tế cao là ở điểm này nên đàn hương mới trở thành loại cây gỗ quý được săn lùng nhất hiện nay.
Y tế
Lõi đàn hương chứa hoạt chất vitexin và Isovitexin, đây là 2 chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư, diệt khuẩn và phòng trị bệnh tim mạch.
Thêm hoạt chất beta – santalol giúp an thần, chống oxy hóa mạnh, kháng viêm và khử trùng hiệu quả.
Chất catechin trong lá đàn hương mang lại hiệu quả phòng ngừa máu khó đông, bảo vệ gan và chữa tiểu đường.
Tinh dầu đàn hương dùng trong điều trị táo báo và viêm đường tiết niệu. Ngoài ra mùi hương dịu ngọt của tinh dầu còn thanh lọc không khí và giúp giảm stress hiệu quả.
Nhờ vào vị cay, tính ấm, hương thơm,…mà lõi gỗ đàn hương còn mang liệu hiệu quả tuyệt vời trong điều trị bệnh nôn ra máu, xương khớp và ho có đờm, ho lâu ngày.
Ẩm thực
Tận dụng lá, vỏ và hạt của đàn hương để dùng trong ẩm thực mang lại nhiều hương vị độc đáo trong từng món ăn.
- Lá đàn hương sẽ được phơi khô để làm trà hay nguyên liệu sản xuất rượu.
- Vỏ đàn hương nghiền thành bột, dùng làm gia vị để ướp thức ăn rất thơm ngon.
- Hạt đàn hương ăn ngon khi hấp chín hay làm bánh.
Mỹ phẩm
Sản xuất mỹ phẩm từ tinh chất đàn hương sẽ giúp cho phái đẹp kéo dài tuổi thanh xuân. Nhờ vào tính oxi hoá mạnh, mỹ phẩm từ đàn hương sẽ có công dụng.
- Làm trắng, giảm thâm nám, tàn nhang
- Dưỡng ẩm và mịn da.
Ngoài ra, đi cùng mùi hương quyến rũ đàn hương còn là nguyên liệu chính để sản xuất nước hoa.
Phong thuỷ và tâm linh
Trang sức phong thuỷ như vòng đeo tay, nhẫn, mặt dây chuyền,…đều có thể làm được từ gỗ đàn hương. Ngoài màu sắc đẹp thì gỗ đàn hương còn tỏa mùi thơm ngát làm người đeo chúng cũng thư thả tâm hồn.
Ngoài ra các vật phẩm tâm linh dùng để thờ cúng nếu chế tác từ gỗ đàn hương thì giá trị càng được nâng cao. Chẳng hạn như: Tượng thờ, ấn ký, giá gỗ,…
Công nghệ
Chất huỳnh quang với nồng độ thấp trong tinh dầu đàn hương được dùng làm chất để ngâm kính hiển vi tia cực tím.
Cây đàn hương có những loại nào?
Cây đàn hương được chia thành 2 loại là đàn hương trắng và đàn hương đỏ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Cây cảnh xanh thì bạn nên chọn đàn hương trắng để trồng bởi lợi nhuận và giá trị kinh tế của nó sẽ cao hơn.
- Đàn hương trắng: Thời gian thu hoạch từ sau 7 năm, tất cả từ lá, rễ, gỗ và hạt của đàn hương trắng đều bán được với giá cao. Riêng lõi đàn hương trắng sẽ có giá cao nhất là tầm 2 – 6 triệu/ kg.
- Đàn hương đỏ: Chủ yếu là lấy gỗ nên cây phải đạt đến 15 năm trở lên thì mới thu hoạch được. Phần lõi đàn hương đỏ được dùng làm đồ gỗ cao cấp với giá dao động từ 2 – 5 triệu/ kg.
Như vậy rõ ràng bạn thấy trồng đàn hương trắng sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều và thời gian thu hoạch cũng ngắn hơn đến ½ so với đàn hơn đỏ.
Kỹ thuật trồng giống cây đàn hương
Vì giá trị kinh tế cao nên đàn hương trắng được trồng phổ biến. Đàn hương thuộc loại cây lấy gỗ quý nên sẽ có một số lưu ý dành cho bạn khi trồng loại cây này.
Yêu cầu phải có cây chủ
Vì điểm đặc biệt của loại gỗ quý đàn hương này là cần cây chủ để chúng lấy dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế yêu cầu mỗi cây cần một cây chủ ký gửi trong bán kinh 5 – 6 mét.
Bạn có thể chọn cả cây chủ ngắn hạn và cây chủ dài hạn để trồng. Nếu mật cây chủ dài hạn càng dày thì cây chủ ngắn hạn sẽ càng thưa.
Chọn đất trồng
Bạn nên lưu ý về đất trồng giống cây đàn hương trắng này. Chúng chỉ thích hợp ở vùng đất có đặc điểm như sau:
- Vùng đất cao như đồi núi
- Nhiều ánh nắng, khô ráo và thoát nước tốt.
- Nhiệt độ lý tưởng từ 18-35 độ
- Không chịu được rét dưới 5 độ C.
- Đất tơi xốp, dày và giàu Fe, P, K.
- Độ pH thích hợp là 5 – 6
- Đất phải có mực nước ngầm dưới 1m để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.
- Đất có ít cỏ, độ dốc nhẹ, bề mặt trải sỏi đều trồng được đàn hương trắng.
Bạn có thể trồng đàn hương trắng xen lẫn cây bụi gỗ. Nếu vùng đất nào xoài, mít, đu đủ,…phát triển tốt thì đều trồng được cây gỗ quý đàn hương trắng này.
Khoảng cách giữa các cây đàn hương
Khoảng cách giữa các cây giống là 3×6 hoặc 5×5 để đảm bảo cây phát triển tốt. Riêng khoảng cách giữa 2 cây nếu là 3m thì cây củ sẽ là 15m.
Kỹ thuật chăm sóc cây đàn hương
Để cây phát triển khoẻ mạnh và đảm bảo tối ưu phần lõi bạn cần biết kỹ thuật chăm sóc ngay từ khi xuống cây con.
Việc chăm sóc cây quan trọng nhất là ở 4 năm đầu với cách cắt tỉa nhánh phụ hợp lý giúp nuôi dưỡng phần thân cây. Từ đó trung tâm lõi được hình thành và không bị chi phối bởi các nhánh con.
Cắt tỉa nhánh cần được thực hiện mỗi năm cùng với diệt trừ cỏ dại để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt ở những năm đầu.
Bạn cần chú ý không cắt tỉa ở những cây già vì rất dễ làm cây bị tổn thương, dễ nhiễm bệnh và thối lõi bên trong.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho cây đàn hương
Cây đàn hương tuy là loại cây khoẻ, ít sâu bệnh. Nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan không để ý. Một số loại bệnh thông thường mặc dù không nguy hiểm nhưng sẽ làm cho cây mất sức đề kháng và sinh trưởng chậm.
Bệnh nấm rễ (Phellinus noxius)
Bệnh này thường gặp ở những cây mới xuống, dù rằng bệnh dễ phòng và dễ điều trị nhưng nếu không kịp thời phát hiện cây có thể chết dù là đang sinh trưởng mạnh. Bạn muốn phòng bệnh này thì cần những chú ý:
- Tìm nguồn đất sạch, đất khoẻ chưa từng bị nhiễm bệnh này.
- Đất ẩm là môi trường tốt để bệnh nấm rễ hình thành. Vì thế, bạn nên chọn vùng đất có độ hơi dốc để dễ thoát nước.
- Cây tạp và cỏ dại cũng là một trong những điều kiện để bệnh nấm rễ sinh sôi và phát triển. Tốt nhất bạn nên dọn sạch và đốt chúng đi vừa lấy tro làm dinh dưỡng vừa diệt trừ mầm bệnh.
- Nên trồng xen kẽ giữa các đàn hương trắng là những loại cây thân cỏ (riềng tía, thuốc giấu hay chi huyết dụ). Vì chúng sẽ ngăn ngừa được sự phát tán của mầm bệnh nấm rễ.
- Bạn cần hết sức cẩn thận khi cắt tỉa cành đàn hương, hãy chọn ngày khô ráo để cây mau lành và không nhiễm bệnh. Ngoài ra, những cây đã trên 4 năm thì không nên cắt tỉa để tránh sự lây bệnh từ vết cắt.
Bệnh chấm đen lá (Blackspot)
Bệnh này cũng thường hay gặp ở cây đàn hương trắng nhỏ. Bệnh làm cho lá cây bị tổn thương vì những chấm đen trên đó. Điều này làm cho cây không hấp thu được ánh nắng và sinh trưởng chậm.
Bệnh chấm đen lá nếu không điều trị kịp thời rất dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng lõi gỗ đàn hương bên trọng.
Bệnh thường liên quan đến yếu tố thời tiết nên cần thiết vẫn là bạn cần chọn vùng đất khô ráo có nhiều ánh sáng và thoát nước tốt.
Côn trùng hút nhựa
Những loại côn trùng hút nhựa thường sẽ là sâu đục thân, bọ cánh cứng hay rệp. Chúng bám vào thân cây và hút nhựa của cây. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và nếu chúng quá nhiều cây sẽ bị chết.
Côn trùng hút nhựa bạn tiêu diệt dễ bằng thuốc trừ sâu và phát quang bụi rậm, cỏ dại xung quanh cây. Nhưng nếu là những loại côn trùng có ích thì nên hạn chế dùng thuốc để không lại hại những loại côn trùng vô hại này.