Cây ngọc long châu là gì? - Loại cây chơi hoa, quả đổi màu liên tục

Cây ngọc long châu là gì? – Loại cây chơi hoa, quả đổi màu liên tục

Cây ngọc long châu loại cây được lựa chọn làm cây trồng công trình, cây trang trí ngoại nội thất đẹp mắt. Với sắc tím của hoa và quả luôn nở rộ quanh năm, nhìn từ xa chúng như những chuỗi ngọc treo trên cây vô cùng độc đáo. Cây có xu hướng tỏa nhiều nhánh sang bên và hơi trĩu xuống do mang những chùm quả xum xuê. Ngọc long châu có nhiều ưu điểm, là loại cây đẹp lại có khả năng tự sinh trưởng phát triển tốt, không cần cầu kỳ khâu chăm sóc. 

Nguồn gốc và đặc điểm cây ngọc long châu

Cây ngọc long châu hay còn gọi là cây Callicarpa xuất phát từ các vùng đất đa dạng như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines và Trung Quốc. Tên gọi Callicarpa có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp, được tạo thành bởi sự kết hợp của từ “kalli” có nghĩa là “đẹp” và “karpos” có nghĩa là “trái cây”. Tên này không chỉ mang đến một sự thanh lịch và dễ thương, mà còn tương xứng với những đặc điểm nổi bật của cây Callicarpa.

  • Thân cây: Cây Ngọc long châu thuộc nhóm cây thân gỗ, bụi có kích thước cao, cho nhiều nhánh nhỏ. Các nhánh này thường kéo dài ra bên ngoài và khi rộ hoa chúng sẽ hơi ngả cành xuống phía dưới. Hình dáng ngả cành này khiến người ta liên tưởng đến các chùm hoa, quả trên cây như những chiếc đèn lồng treo lơ lửng, nhờ đó làm tăng thêm vẻ đẹp cho cây. Khi hạ thổ, chiều cao Ngọc long châu có thể lên đến hơn 1m. 
  • Lá và hoa: Lá của cây ngọc long châu có hình dáng trái xoan, kích thước dài khoảng 2 phần 3 bàn tay người trưởng thành. Trên mặt lá non có lớp lông mỏng, về sau lớp lông này sẽ tự mất, lá có màu xanh nhạt hơi ngả sang vàng nâu. Hai bên viền lá có hình răng cưa, cuống lá to, chắc khỏe. Hoa Ngọc long châu là những cụm hoa lưỡng phân, có hình dáng nhỏ, phía trên là lớp lông vàng. Những chùm hoa này ban đầu có màu trắng, dần về sau tạo thành nhiều cũng hoa màu tím nhẹ nhàng. Nhị hoa màu vàng lộ ra bên ngoài có bao phần tròn, bầu mịn, nhẵn. Một vụ hoa kéo dài nhiều tháng liên tục, cho mùi hương thoang thoảng nhẹ nhàng. 
  • Quả: Ngọc long châu được chọn làm cây cảnh vừa có thể chơi hoa lại có thể chơi trái. Những trái ngọc long châu mang màu tím oải hương, chúng đan lại với nhau tạo thành các chùm hạt ngọc. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, về sau chúng chuyển dần sang màu tím đậm. Quả mọng nước, đường kính lớn nhất lên đến 5mm. Sự chuyển biến màu sắc này khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi thú vị. 
Cây ngọc long châu
Cây ngọc long châu

 

Hoa ngọc long châu
Hoa ngọc long châu

Ngọc long châu được trồng với mục đích gì?

Cây ngọc long châu, được trồng chủ yếu vì mục đích trang trí, là một loại cây đẹp mắt với hình dáng nổi bật và gam màu sắc đa dạng. Khi cây nở hoa và đậu quả, hình ảnh chùm quả trĩu xuống tạo nên cảm giác viên mãn và tràn đầy ý nghĩa. Chính vì thế, ngọc long châu còn có thể kết hợp với nhiều hoa khác làm quà tặng trong những dịp lễ tết, khai trương,…

Cây cũng được tạo dáng thành bonsai theo sở thích, với quả lủng lẳng khắp cây và màu sắc hiếm có. Điều này làm cho ngọc long châu trở thành một lựa chọn phổ biến để trang trí trong các công trình, văn phòng công ty và các không gian nội thất khác.

Ngoài ra, Ngọc long châu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Ở Đài Loan, nụ hoa và lá giã nát được chế biến thành thuốc cầm máu cho vết thương, trong khi rễ được sử dụng trong điều trị bệnh lậu và viêm gan.

Công dụng của cây ngọc long châu
Công dụng của cây ngọc long châu

Ý nghĩa cây ngọc long châu trong phong thủy 

Ngọc long châu là biểu tượng cho trí tuệ, công danh và tài lộc. Nếu trồng một chậu Ngọc long châu trong nhà, cây sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà khí, thu hút vận may. Những điều tốt lành sẽ đến, cuộc sống được hưng thịnh hạnh phúc, gia chủ làm ăn phát tài phát lộc, đạt nhiều thành công trong công danh sự nghiệp. 

Ý nghĩa phong thủy của Ngọc long châu
Ý nghĩa phong thủy của Ngọc long châu

>>Đọc thêm bài viết: Hoa Quỳnh là cây gì? Vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên chỉ nở về ban đêm

Phương pháp trồng và chăm sóc cây ngọc long châu hiệu quả 

Phương pháp trồng cây ngọc long châu

Cây ngọc long châu thường được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành hoặc có thể gieo hạt. Tuy nhiên phương pháp giâm cành được sử dụng ở phổ biến hơn cho hoa và quả phát triển nhiều, nhanh hơn.

  • Chọn Giống Cây: Chọn cây mẹ có cành cứng cáp, không bị sâu bệnh để đảm bảo sức khỏe và chất lượng.
  • Tạo Cành Giâm: Cắt cành dài khoảng 15 – 20cm từ cây mẹ sử dụng kéo sạc và sạch. Để cành đâm nhanh tạo nhiều rễ con, mọi người có thể ngâm cành vào dung dịch kích mọc rễ.
  • Chuẩn Bị Giá Thể: Hãy chuẩn bị giá thể sạch sẽ, thoáng khí, giữ độ ẩm cao, nhẹ nhưng phải thoát nước tốt. 
  • Cắm Cành Giâm: Sau đó tiến hành cắm cành giâm cố định vào giá thể được chuẩn bị sẵn. Mọi người hãy đặt chậu ở nơi thông thoáng, mát mẻ, tránh mưa to gió lớn. Rồi chờ cành đâm chồi, nảy rễ. Tiếp tục duy trì độ ẩm cho giá thể đến khi có thể trồng cây.
  • Chăm Sóc Cành Giâm: Đảm bảo cành giâm nhận đủ ánh sáng và giữ ẩm cho giá thể. Kiểm tra bầu rễ sau khoảng 2 tháng và chuyển cây sang chậu riêng khi cành đã có đủ lá mới.
  • Thích Ứng Với Ánh Nắng: Đưa cây con ra thích ứng với ánh nắng dần dần để tránh sốc khi chuyển từ môi trường giữa chậu và ngoại vi.

Chăm sóc ngọc long châu

  • Về Ánh Sáng: Ngọc long châu thích hợp sống ở những khu vực có nhiều ánh sáng, đặc biệt là anh nắng trực tiếp để phát triển tốt nhất. Với sức sống mạnh mẽ, chúng có thể được trồng ở khu vực bán râm, nhưng hoa, lá và quả sẽ ra ít, yếu hơn ở những nơi đầy đủ ánh sáng mặt trời.
  • Tưới Nước: Cây ưa nước, cần được tưới đủ để giữ đất ẩm. Có thể kiểm tra độ ẩm của đất và điều chỉnh mức tưới nước cần thiết. Căn mặt chậu khô để bổ sung nước kịp thời, đặc biệt là trong thời kỳ cây đang phát triển hoa và quả.
  • Đất Trồng: Ngọc long châu không đòi hỏi đặc biệt về đất trồng, nhưng trong điều kiện tốt nhất, đất nên cung cấp đủ dinh dưỡng, thoáng khí và có khả năng thoát nước tốt.
  • Phân Bón: Không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, nhưng nên bón định kỳ với phân có chế độ NPK cân bằng để hỗ trợ sự phát triển của cây. Lưu ý bón phân trước và sau mỗi mùa hoa, đặc biệt khi cây đang trong giai đoạn ra hoa nhiều.
  • Tỉa Tót: Cây cần được tỉa tỉa các cành già, lá héo và sâu bệnh để duy trì vẻ ngoại hình tươi tắn. Tạo dáng cho cây có thể được thực hiện để đảm bảo hình thức đẹp mắt. Đối với cây bonsai, quá trình tỉa tót cần được thực hiện từ khi cây còn nhỏ.

Những biện pháp chăm sóc này giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho cây ngọc long châu trong mọi điều kiện môi trường.

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc long châu
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc long châu

Kết Luận

Ngoài vẻ đẹp ngoại hình, ngọc long châu còn mang theo những giá trị tâm linh và truyền thống, thường được lựa chọn làm quà tặng trong các dịp quan trọng. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và ý nghĩa tâm linh khiến cây ngọc long châu trở thành một biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng trong văn hóa cây cảnh. Mời bạn đọc thường xuyên truy cập website: caycanhxanh.vn để đón đọc những bài viết khác về cây hoa cảnh độc lạ nhé!

Tôi là Đàm Quang Trung, đi theo bố và mẹ trồng cây, chăm sóc cây hoa cảnh từ năm 20 tuổi. Đến nay tôi đã có trên 10 năm kinh nghiệm về làm chậu cảnh, trồng cây và thi công sân vườn. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi.

https://caycanhxanh.vn