Cây sài đất là một loại cây trồng được sử dụng để làm thuốc quen thuộc trong Đông Y. Cây không những có tác dụng giải độc và điều hòa khí huyết. Chúng còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm bàng quang, tuyến vú, lở loét,…
Sài đất là một loại cây trồng tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về những công dụng tuyệt vời của chúng. Vậy hôm nay, hãy cùng Cây Cảnh Xanh tìm hiểu về cây sài đất qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tổng quan về cây sài đất
- Tên gọi phổ biến: Cây sài đất
- Tên gọi khác: Cây húng trám, cây cúc giáp, cây ngổ núi
- Tên gọi khoa học: Wedelia calendulacea Less.
- Họ thực vật: Asteraceae – Cúc
Cây sài đất có tên là húng trám sở dĩ vì khi vò lá có mùi giống như rau húng. Một số nơi người ta sử dụng chúng như rau sống để ăn kèm.
Là một loại thực vật thân thảo, sống dai. Chúng thường mọc lan ra mặt đất, thân mọc đến đâu rễ bám đến đó. Thân cây nhỏ, cứng có màu xanh và có lông cứng.
Lá cây chủ yếu dính vào thân cây, lá mọc đối nhau, dạng bầu dục thuôn nhọn. Mép lá thường có dạng răng cửa và có lông tơ nhẹ. Lá có mùi thơm nhẹ.
Sài đất là thực vật có hoa. Hoa của chúng thường mọc thành từng cụm, có màu vàng tươi. Sài đất thường được bắt gặp ở các khu đất hoang, ruộng, đường, … Hoa thường nở vào đầu tháng 3 và kết trái vào tháng 4-5 trong năm.
Loại cây này phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới ấm. Ở nước ta, chúng thường mọc ở những nơi hoang vu như trung du và miền núi thấp. Do công dụng đặc biệt tốt nên hiện nay chúng được trồng ở hầu hết mọi nơi.
Hầu hết các bộ phận của cây sài đất đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Chúng được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Sài đất có mấy loại:
Cây sài đất chủ yếu được chia làm 2 loại khác nhau dựa vào đặc điểm của chúng:
- Sài đất hoa vàng: Loại này có hoa tương đối nổi bật, thậm chí bạn có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi.
- Sài đất hoa trắng: Đây là loại thường được sử dụng để chữa rôm sẩy, thanh nhiệt cơ thể. Và có khả năng điều trị các bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả.

Thành phần có trong cây sài đất
Trong Y Học Cổ Truyền, sài đất thường được sử dụng như một loại dược liệu quý giá. Bởi cây có thể chữa được rất nhiều bệnh của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Nước ép của cây sài đất có màu đen. Bao gồm dầu hòa tan, hợp chất béo, phytosterol, tanin, đường, saponin, các chất pectin, mucin, solice, lignin,…. và một số hợp chất hữu ích khác
Ngoài ra trong lá cây có chứa một lượng nhỏ Wedelolacton – vừa là flavonoid vừa là curcumin. Đây là những chất vô cùng hữu ích trong việc điều trị và ngăn chặn nhiều bệnh.
Theo một số tài liệu của Trung Quốc, loại cây này ngoài Wedelolacton. Chúng có có dimethyl, norwedelic acid và saponin triterpen. Đây là một thành phần tương tự như saponin ro của nhân sâm.
Tác dụng, công dụng của sài đất
Trong đông y, cây sài đất có vị đắng, hơi mặn, mát. Do vậy, cây có tác dụng rất tốt trong việc tiêu viêm, giảm độc, chống ho hiệu quả,… Cây sài đất thường được sử dụng để điều trị các bệnh dưới đây:
- Cảm cúm, sổ mũi, ho đờm, ho khan, sốt.
- Viêm phế quản, viêm phổi, ho ra máu, ho gà
- Viêm bạch hầu, sưng amidan, viêm hầu
- Giả độc gan.
- Trị các bệnh ngoài da như lở loét, mụn nhọt, rôm sảy, sưng tấy.
Trong y học hiện đại, Cây sài đất được dùng để chữa rôm sảy cho trẻ em. Cây có khả năng kháng viêm nên rất hiệu quả trong việc chữa viêm bàng quang, viêm tuyến vú,…. Ngoài ra, cây còn được dùng để chữa các bệnh như sởi, bạch hầu
Tại bệnh viện Bắc Giang năm 1961, cây sài đất đã được ứng dụng hiệu quả cho tới ngày nay. Chúng được dùng và mang lại kết quả khả quan để điều trị các bệnh ngoài da. Đồng thời có khả năng giảm viêm ở xương khớp, nhiễm trùng, đau mắt,….

Lưu ý, liều dùng và cách dùng cây sài đất
Dù là một loài thực vật lành tính và mát. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ. Cây có thế sử dụng cả khi khô lẫn khi còn tưới. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm của cha ông ta để lại để sử dụng sài đất hiệu quả.
Khi còn tươi: Giã cây với một ít muối dùng 100g/ngày. Sử dụng bằng cách thêm nước sôi để nguội vào sau đó chắt nước để uống. Một ngày uống từ 1-2 lần. Phần bã dùng để đắp ở những nơi sưng tấy, lở loét. Bạn cũng có thể giã nát rồi đem cô lại thành cao dán lên chỗ bị đau.
Khi cây khô: Liều lượng 50g/ngày + nửa lít nước. Sắc và cô đặc lại đủ để uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 cốc. Thời gian điều trị tùy từng bệnh có thể từ 5-7 ngày kéo dài 1-2 tháng.
Một số lưu ý khi sử dụng sài đất
- Cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y, Y học cổ truyền trước khi sử dụng
- Không nên dùng chung sài đất với thuốc Tây để tranh gây ra những phản ứng có hại.
- Đảm bảo sử dụng đúng cây đúng bệnh. Tránh nhầm lẫn cây sài đất với các loại cây khác có hình dạng tương tự.

Bài viết trên là tóm tắt đặc điểm, công dụng của cây sài đất. Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng sài đất làm thuốc. Còn nếu bạn đang muốn đặt mua giống cây sài đất về trồng. Đừng ngại liên hệ với Cây Cảnh Xanh để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay.
Thông tin liên hệ mua cây:
- Cây Cảnh Xanh
- Hotline/zalo: 0944 181991
- Website: caycanhxanh.vn
- Kho xưởng chậu: Xóm 2 – Bãi Phụng Công – Văn Giang – Hưng Yên.
- Vườn ươm: Thôn 4 – Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên.
Xin chào các bạn. Tôi là Đàm Trung, Là người đam mê thiết kế ban công, thiết kế tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình, chậu trồng cây...Với 8 năm kinh nghiệm trồng cây, làm chậu trồng cây và thi công tiểu cảnh. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.