Cây thị
Nhà vườn bán cây thị cao từ 1m, cây đã đậu trái. Cây tùy kích thước, khách mua cây vui lòng liên hệ Hotline/zalo để được tư vấn và gửi ảnh cây hiện tại.
Tìm hiểu cây thị trong dân gian Việt Nam
Bước ra từ những câu chuyện cổ tích dân gian, cây thị ngoài đời thực có những đặc điểm gì? Cây thị không chỉ gắn liền với tuổi thơ, là thức quà thơm nức của bà, của mẹ mà còn mang đến nhiều công dụng và ý nghĩa tốt đẹp ít ai biết đến.

Mục Lục
Giới thiệu chung về cây thị
- Tên khoa học: Diospyros decandra.
- Thuộc họ: Thị (Ebenaceae)
- Nguồn gốc: Từ Tây Nam Á và các nước Đông Nam Châu Âu
Cây thị là giống cây ăn quả có tên gọi khoa học “Diospyros decandra”. Cây đặc biệt thích hợp với vùng đất có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
Thị là cây thân gỗ lâu năm. Chúng có tuổi thọ rất cao có thể lên đến vài trăm năm hoặc có khi tới cả ngàn năm tuổi. Thân cây cũng không không lớn, trung bình chỉ cao tầm 5-6m khi trưởng thành. Riêng với những cây cổ thụ hàng trăm tuổi thì có thể lên tới 20m. Bên ngoài thân cây có vỏ xù xì màu nâu đậm.
Lá thị hình dáng thuôn dài có một lớp lông được phủ lên trên về mặt. Các lá cây màu xanh đậm, mọc so le 2 bên. Mặt trên của lá có màu xanh hơn mặt dưới. Các gân lá nhạt nổi rõ và đối xứng nhau.
Hoa thị đa tính, màu trắng và mọc theo chùm có mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng nhưng cũng rất nồng nàn. Đài hoa được hợp bởi 4 cánh, miệng cong ra giống như miệng loa xinh xắn. Mỗi cuống hoa có khoảng 3-6 khóm. Hoa thị nở vào tầm tháng 4, tháng 5 âm lịch trong năm.

Cuối mùa hè cây bắt đầu ra quả màu xanh và sang thu sẽ chín vàng ươm, mọng nước. Bên trong quả có 6 hoặc 8 múi. Đa phần quả thị có dáng tròn nhưng với giống thị sáp quả sẽ có phần dẹt hơn. Từ xưa người Việt Nam ta thường đan giỏ để treo quả thị trong nhà và ngửi hương thị chín.
Lợi ích của cây thị đem lại

Bạn đã biết cây thị có thể:
- Là cây ăn quả, cho bóng mát: Quả thị thơm ngon được người dân Việt yêu thích. Trồng cây không chỉ để có quả ngọt mà cành lá xum xuê còn mang đến bóng mát cho sân vườn. Cây che nắng, giảm khói bụi, thanh lọc không khí và làm xanh mát không gian.
- Làm cây cảnh bonsai: Ngày nay rất nhiều người chơi cây cảnh đã cho lai tạo cây thị tự nhiên thành cây cảnh bonsai nhằm tô điểm cho ngôi nhà thêm sang trọng. Đây là một xu hướng khẳng định cá tính và tính thẩm mỹ độc đáo. Nếu được kết hợp với cảnh quan xung quanh như hòn non bộ chắc chắn rằng ngôi nhà của bạn sẽ trở nên tuyệt vời.
- Có công dụng chữa bệnh: Các bộ phận của cây thị từ lâu đã được ứng dụng rất nhiều trong Đông y. Chẳng hạn như lá thị được sử dụng để trị táo bón, các chứng khó tiêu, đầy bụng. Lá thị tươi làm giảm mụn mủ hiệu quả. Vỏ của quả thị dùng lấy tinh dầu giảm stress, căng thẳng. Nhiều bộ phận khác của cây như vỏ, rễ cây, hạt thị cũng được ứng dụng để làm thuốc. Hạt thị ngâm trà uống còn giúp hỗ trợ chống lão hoá, cho làn da căng mịn, tươi tắn hơn.
Ý nghĩa của cây thị trong cuộc sống
Rất nhiều cây thị lâu năm xuất hiện ở các ngôi chùa, đền thờ hay sân đình bởi chúng mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Dân gian từ xưa đến nay đều quan niệm rằng cây giúp trấn trạch, bảo vệ cửa nhà, xua đuổi đi những tà khí, mang lại sự an lành và tài lộc.
Thị cho hoa, cho quả với mùi thơm đặc trưng, lan tỏa nên còn có ý nghĩa đặc biệt. Trồng thị để mong con cháu trong gia đình giữ được tiếng thơm muôn đời.

Cần lưu ý khi trồng thị không trồng trước cửa nhà, che chắn mất cửa sổ hay cửa đi. Bởi trong phong thủy, trồng cây to lớn cành lá xum xuê trước cửa sẽ làm cản dương khí vào nhà. Từ đó khiến âm dương mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như công danh tài lộc của gia chủ.
Xin chào các bạn. Tôi là Đàm Trung, Là người đam mê thiết kế ban công, thiết kế tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình, chậu trồng cây...Với 8 năm kinh nghiệm trồng cây, làm chậu trồng cây và thi công tiểu cảnh. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.